Quote
Factory Buyer Rate Questions

Vận chuyển hàng nguy hiểm

Phần 1 Vận chuyển hàng nguy hiểm và dịch vụ kho bãi
Phần 1 Vận chuyển hàng nguy hiểm và dịch vụ kho bãi
Phần 1 Vận chuyển hàng nguy hiểm và dịch vụ kho bãi
Phần 2 Cần vận chuyển hàng nguy hiểm như thế nào?
Phần 2 Cần vận chuyển hàng nguy hiểm như thế nào?
Phần 2 Cần vận chuyển hàng nguy hiểm như thế nào?

Trước tiên, bạn cần xác nhận mã UN (United Nations) của hàng nguy hiểm cùng với tên vận chuyển chính xác của hàng hóa (PSN - Proper Shipping Name). Sau đó, dán nhãn phân loại đúng và đóng gói hàng nguy hiểm một cách phù hợp để đảm bảo tính an toàn và cân bằng trong suốt quá trình di chuyển. Theo mức độ nguy hiểm của hàng hóa, chúng được chia thành ba cấp độ đóng gói. Đồng thời, phương tiện vận chuyển phải đạt đủ điều kiện an toàn và luôn tuân thủ kiểm tra định kì có lưu trữ hồ sơ. Quá trình bốc hàng phải được thực hiện an toàn và phải có chuyên gia để xử lý các trường hợp khẩn cấp trong quá trình vận chuyển.

Phần 3 Chín phân loại hàng nguy hiểm
Phần 3 Chín phân loại hàng nguy hiểm
Phần 3 Chín phân loại hàng nguy hiểm

Theo đặc tính, hàng nguy hiểm được chia thành chín loại khác nhau. Dựa trên tính đặc thù và mức độ nguy hiểm, IATA và IMDG đã ban hành các quy định về đóng gói, dán nhãn và quy trình xử lý đối với hàng nghìn các mặt hàng nguy hiểm trên khắp thế giới.

Loại 1 - Các chất và vật phẩm dễ nổ, có chứa các chất và vật phẩm có nguy cơ gây nổ.

Loại 2 - Khí: Bao gồm các loại khí có khả năng gây nguy hiểm.

Loại 3 – Chất lỏng dễ cháy:
Bao gồm một số chất rắn nóng chảy và hợp chất lỏng hóa dễ cháy nổ.

Loại 4 – Chất rắn dễ cháy: một thuật ngữ chung bao gồm các danh mục con như sau:

4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ lỏng hóa

4.2: Các chất có khả năng tự bốc cháy

4.3: Các chất tác dụng với nước chuyển thành khí dễ gây cháy nổ

Loại 5 - Các chất oxy hóa và perôxít hữu cơ

Loại 6 – Các chất độc hại và truyền nhiễm.

Loại 7 – Chất phóng xạ

Loại 8 - Chất ăn mòn: Bao gồm các chất ăn mòn có thể gây tổn hại cho mô sống hoặc các vật liệu khác.

Loại 9 - Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác: Loại chung của các chất không thuộc các loại khác.

Được trình bày bởi Richie Lin – Chuyên gia Logistics toàn cầu

Phần 4 Các lưu ý khi vận chuyển Hàng Pin Lithium-ion (Hàng nguy hiểm)
Phần 4 Các lưu ý khi vận chuyển Hàng Pin Lithium-ion (Hàng nguy hiểm)
Phần 4 Các lưu ý khi vận chuyển Hàng Pin Lithium-ion (Hàng nguy hiểm)

Loại pin lithium phổ biến nhất được sử dụng trong các thiết bị lưu trữ năng lượng là pin lithium-ion. Khi vận chuyển, ta cần phải chọn tên vận chuyển chính xác dựa trên thành phần của pin. Giả sử vật liệu của pin là lithium ion thì chúng ta có thể sử dụng pin lithium ion làm PSN. Nếu trong thành phần có các hợp chất đặc thù như (LiCoO 2 ), thì ta chọn tên PSN là Lithi Coban Oxit Battery; tương tự (LiMn 2 O 4 ) thì chọn Lithium Mangan Oxit Battery, vv

Theo PSN, chúng ta có thể kiểm tra các quy định về hàng hóa nguy hiểm do IATA ban hành và tìm số UN liên quan. Số UN của pin lithium-ion trong thiết bị điện tử, máy móc là UN3481 được liệt kê trong các quy định về hàng hóa nguy hiểm.

Sau đó sử dụng tên PSN và số UN để khớp với chủng loại bao bì và hướng dẫn đóng gói. Các cách đóng gói hàng khác nhau giúp phân loại các chất độc hại theo mức độ nguy hiểm của chúng và đảm bảo an toàn khi vận chuyển.

Được trình bày bởi Richie Lin – Chuyên gia Logistics toàn cầu.

AEO
Get a Quote Go Top